Làm thế nào để loại bỏ Styrene trong nước đơn giản và hiệu quả?
Sau 5 ngày xảy ra sự cố nước có mùi ở Hà Nội, đến chiều 15/10, thành phố mới có thông tin chính thức về việc nước sạch được cấp ra từ nhà máy nước sông Đà có chứa hàm lượng styren cao gấp 1,3 đến 3,65 lần bình thường.
Theo giáo sư Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam), Styren là hợp chất hữu cơ, dạng lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nồng độ đậm đặc sẽ có mùi khó chịu.
Styren thường được dùng để các sản phẩm nhựa plolystyren, polyme như hộp xốp đựng đồ ăn, sợi thủy tinh.... Cơ thể người nhiễm chất này với hàm lượng cao, trong thời gian dài sẽ gây giảm thị lực, tổn thương hệ thần kinh và cũng góp phần tăng nguy cơ ung thư thực quản, tuyến tụy. "Tỷ lệ Styren trong nước vượt ngưỡng đến 3,6 lần, có thể cảm nhận bằng mũi chắc chắn gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, mức độ gây hại ra sao cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể hơn, thông tin cho người dân biết", giáo sư Sung nói.
Vậy, phương pháp để lọc chất ô nhiễm styrene là gì? - Hãy cùng Kangaroohanoi.vn tìm hiểu phương pháp xử lý đơn giản, hiệu quà dưới đây:
Công nghệ hiện nay để xử lý VOCs (Volatile Organic Compounds - cụm từ này thường dùng để nói đến hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí xuất phát từ các sản phẩm do con người chế tạo, chẳng hạn như các dung môi toluen, xylene và dung môi thơm), và trong trường hợp này là Styrene, rẻ tiền nhất là dùng phương pháp hấp phụ (adsorption on activated carbon surface), có thể hình dung diện tích bề mặt riêng của 1gram than hoạt tính khoảng bằng một sân vận động bóng đá, chính bề mặt riêng lớn như vậy giúp gắn kết vật lý và giữ các VOCs rất chặt trên bề mặt, giúp tác VOCs ở dạng hòa tan, thậm chí ở dạng vết (trace Amount) ra khỏi nguồn nước.
Hiện tại đối với hệ thống lọc RO Kangaroo, ở tất cả các Model đều có 2 cấp bảo vệ: (1) bảo vệ đầu nguồn bằng 3 cột lọc thô, dầu mỡ dính vào lõi 1, phần còn lại hòa tan được hấp phụ bởi lõi lọc GAC thứ hai, qua hệ thống lọc này thì đã tách ra được gần như hoàn toàn; (2) Cấp lọc số 2 các VOCs này được loại bỏ bởi màng RO – hầu như các VOCs này bị giữ lại ở Cấp RO, tuy nhiên một lượng nhỏ ở dạng dissolved – hòa tan nhưng không tạo liên kết hóa lý – sẽ đi qua cấp RO này (nếu còn); (3) ở cấp 3 (nếu còn) sẽ được hấp phụ trên lõi lọc T33/Nanosilver – đây là lõi lọc than hoạt tính – bước bảo vệ cuối. Vậy có thể thấy hệ thống lọc nước Kangaroo hiện tại đảm bảo an toàn với nguồn nước có nhiễm các chất hữu cơ dễ bay hơi hòa tan trong nước. Tuy nhiên để đảm bảo tính chắc chắn cần thường xuyên thay lõi số 1 và số 2 định kỳ nếu nồng độ đầu vào quá cao.